BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA QUẢN LÝ SPA ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT NHẤT

Quản lý Spa đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và kinh doanh Spa, bởi khi đảm nhận vị trí này bạn cần giải quyết vô số vấn đề, thậm chí cả sự cố phát sinh khác. Để hiểu chi tiết về công việc cùng chúng tôi tìm hiểu bảng mô tả công việc của quản lý Spa đầy đủ và chi tiết nhất qua bài bên dưới nhé.

Bảng mô tả công việc của quản lý Spa đầy đủ, chi tiết nhất

Quản lý Spa chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động tại Spa, đảm bảo Spa luôn vận hành một cách trôi chảy và hiệu quả nhất nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn và mục tiêu của Spa. Công việc cụ thể của quản lý Spa được tóm tắt sơ lược qua bảng bên dưới:

spa
Công việc Chi tiết
Quan hệ khách hàng
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội/ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh, tư vấn bán hàng và chăm sóc khách hàng.
  • Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng, tiếp nhận ý kiến khách hàng liên quan đến hoạt động của Spa và phản hồi kịp thời.
  • Có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa.
Quản lý nhân sự
  • Giám sát các chương trình định hướng cho các bộ phận. Tiến hành đào tạo cho nhân viên mới và các khóa đào tạo nâng cao cho các nhân viên cũ
  • Thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm (team work) và đảm bảo tất cả các nhiệm vụ được thực hiện nhất quán, trong khoảng thời gian định sẵn.
  • Đề xuất các chính sách nhằm tạo môi trường gắn đoàn kết & gắn bó lâu dài cho nhân viên.
  • Đảm bảo rằng tất cả các nhân viên khi đi làm phải tuân thủ các quy định về giờ giấc, đồng phục, văn hóa công sở.
  • Tiến hành đánh giá hoàn thành công việc, chấp hành nội quy quy chế của nhân viên.
  • Kết hợp với phòng nhân sự để tuyển dụng/điều chuyển/thay thế các vị trí nhân viên. Phỏng vấn các ứng viên tiềm năng mới.
Bán hàng và Marketing
  • Giới thiệu dịch vụ của spa trên thị trường khu vực và địa phương.
  • Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh năm/quý/tháng, các chương trình khuyến mãi ngắn hạn/ dài hạn để thúc đẩy bán hàng.
  • Đề xuất và triển khai các chương trình khuyến mãi & dịch vụ/ sản phẩm mới, chính sách ưu đãi đến khách hàng và nhân viên một cách hiệu quả.
Đào tạo nhân viên
  • Cung cấp các dịch vụ tốt nhất thông qua đào tạo, huấn luyện, đảm bảo 100% nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc và tiêu chuẩn vận hành của spa.
  • Kiểm soát việc đào tạo nhân viên mới, kiểm tra và sát hạch định kỳ nhân viên cũ.
  • Đảm bảo 100% nhân sự đáp ứng yêu cầu công việc và tiêu chuẩn vận hành của spa.
  • Định kỳ đánh giá, kiểm tra chất lượng làm việc: Chất lượng tư vấn, chất lượng tay nghề, thái độ làm việc, kỹ năng chăm sóc phục vụ khách hàng - đảm bảo tuân thủ các quy định công ty.
Quản lý ngân sách
  • Giám sát sản phẩm và dụng cụ sử dụng trong spa nhằm đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
  • Hỗ trợ việc chuẩn bị báo cáo doanh thu, tình trạng hoạt động của thiết bị và ngân sách chi tiêu.
  • Lập báo cáo doanh thu hàng ngày, tháng, quý, năm.
  • Lập báo cáo sử dụng các vật dụng, nguyên vật liệu tiêu hao tháng, quý, năm.
Chính sách và quy trình 
  • Tiên phong chấp hành các chính sách/quy định của spa.
  • Triển khai và giám sát việc thực hiện các chính sách/ quy định của spa đến nhân viên: chính sách nhân sự, quy trình vận hành spa, qui định về an toàn và sức khỏe…
Hành chính
  • Chịu trách nhiệm giám sát và duy trì đủ số lượng hàng hóa, văn phòng phẩm, thiết bị cần thiết sử dụng trong spa, yêu cầu order thêm khi cần thiết.
  • Có mặt khi hàng được lấy ra khỏi kho theo yêu cầu của kế toán.
  • Giải quyết các yêu cầu khác.


Những tố chất cần thiết để trở thành quản lý spa

Dựa trên mô tả công việc quản lý spa trên đây thì mọi người đã hình dung khá rõ ràng những công việc mà vị trí này phải đảm nhiệm. Để trở thành quản lý spa, mọi người cần phải có những tố chất sau:

spa
  • tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cho dù gặp khó khăn như thế nào cũng phải chịu trách nhiệm cho công việc của mình đến cùng.
  • Chịu được áp lực công việc ở cường độ cao, công việc phải giao tiếp và làm việc với con người luôn có những vấn đề mới phát sinh mỗi ngày, do đó chịu được áp lực là điều không thể thiếu cho vị trí này.
  • Luôn bình tĩnh tìm ra hướng giải quyết cho mọi vấn đề từ nội bộ đến các đối tác và khách hàng bên ngoài. Linh hoạt dàn xếp, xử lý khéo léo để công việc được vận hành tốt nhất.
  • Linh hoạt và khôn khéo trong các mối quan hệ khiến nhân viên nể phục, cấp trên tín nhiệm, đối tác và khách hàng tin tưởng và quý trọng là những điều mà quản lý phải dày công xây dựng cho vị trí của mình.
Trên đây là mô tả công việc quản lý Spa chi tiết nhất, bạn có thể tham khảo nếu đang có ý định thử sức với vị trí này.

Bài viết liên quan

img

Chuyện gì sẽ xảy ra với cổ phiếu QCG

Công an bất ngờ xuất hiện tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai giảm sàn, vốn hoá bay hơn 1.200 tỷ từ khi CEO vắng mặt tại ĐHCĐ...

img

Cập nhật BCTC quý 2/2024 trưa ngày 19/7: Vingroup lãi trước thuế hơn 4.000 tỷ đồng, loạt công ty BĐS, chứng khoán công bố

VHM đang là công ty lãi lớn nhất cho đến ngày 19/7 với lợi nhuận đạt hơn 10.600 tỷ đồng....

img

Chủ tịch bị tạm hoãn xuất cảnh, HQC nói Hoàng Quân Cần Thơ sẽ nộp đủ thuế trước 25/07

HQC cho biết Hoàng Quân Cần Thơ sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế trước ngày 25/07, đồng thời việc nợ thuế của doanh nghiệp này không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của HQC. ...

img

FPT báo lãi ròng quý 2 tăng trưởng 24%, doanh thu vượt mức 1 tỷ USD sau 6 tháng

Với kết quả đạt được sau nửa đầu năm, tập đoàn đã thực hiện 47% kế hoạch doanh thu và 48% mục tiêu lợi nhuận đề ra....

img

Lãi xuất SHS tăng mạnh, cầm được 85% mục tiêu

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (mã CK: SHS) vừa công bố báo cáo tài chính Quý II/2024 với doanh thu hoạt động đạt 599 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước....

img

Cổ phiếu Vietnam Airlines đột ngột hạ độ cao, quỹ ngoại đặt niềm tin lớn vẫn còn lãi

Chỉ sau 2 tuần giao dịch, cổ phiếu Vietnam Airlines đã giảm 28% tương ứng giá trị vốn hóa bị thổi bay 22.500 tỷ đồng....