CTS


1. 
Vai trò của cách quản lý doanh nghiệpQuản lý doanh nghiệp

Mỗi mắt xích trong doanh nghiệp trước hết cần hiểu rõ vai trò của quản lý doanh nghiệp thì mới làm tốt được vài trò của mình trong bộ máy đó. Vai trò này thể hiện ở các mặt sau:

  • Quản trị giúp cho các thành viên của nó thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình, giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình. Một công ty có rất nhiều nhân viên, để họ làm tốt công việc của mình thì họ cần thấy được mục tiêu và hướng đi chung để cùng phấn đấu đạt được.
  • Quản trị giúp cho tổ chức đối phó được với các cơ hội và thách thức từ môi trường. Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và phát triển trong một mội trường nhất định. Hoạt động quản trị giúp cho tổ chức đó thích nghi được với môi trường cũng như ứng phó với sự thay đổi của mọi trường.
  • Sử dụng triệt để, nâng cao hiệu quả lao động trong quá trình thực hiện mục tiêu. Quản trị  giúp phân bổ, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
  • Kết hợp nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức. Sức mạnh tập thể luôn là sức mạnh lớn khó bị đánh bật nhất. Quản trị làm tốt sẽ kết tinh được sức mạnh của  mọi người thành sức mạnh tập thể.

Chính vì các vai trò hết sức to lớn của hoạt động quản trị mà đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về nó và biến nó trở thành một môn khoa học thực thụ. Có thể nói một cách chắc chắn rằng quản trị học có vai trò to lớn trong những sự thay đổi và phát triển cực kỳ nhanh chóng của thế giới hiện đại ngày nay.

2. Các cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách quản lý doanh nghiệp khác nhau dựa vào đặc thù của doanh nghiệp đó. Mỗi nhà quản lý cũng có những nghệ thuật quản trị khác nhau. Nhưng chung quy lại các cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả đều có những đặc điểm chung nhất mà mọi đơn vị đều áp dụng.

Tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn


Muốn quản trị doanh nghiệp thành công thì trước hết cần nắm vững các thông tin liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu nắm vững được những thông tin sốt dẻo của thị trường, bạn sẽ có thể có những quyết định quan trọng giúp định vị doanh nghiệp của bạn vượt xa những đối thủ cạnh tranh.

Quyết đoán 


Sau khi có tất cả các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, nếu bạn không hành động, thông tin đó là vô ích. Vì vậy, cần luôn luôn hành động nhanh chóng phù hợp với những thông tin mà bạn có. Hành động đó cần được thực hiện một cách quyết đoán.

Luôn quan tâm tới các mối đe dọa và thách thức


Dù có quyết đoán thì bạn cũng cần phải cẩn trọng phân tích mọi mối đe dọa cũng như thách thức đối với doanh nghiệp mình. Là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý, bạn phải biết tất cả các mối đe dọa mà doanh nghiệp của bạn dễ mắc phải cũng như những thách thức bạn đang có khả năng phải đối mặt trong việc tìm kiếm của bạn để chỉ đạo việc kinh doanh thành công.

Luôn giữ vững đạo đức kinh doanh


Đây là tôn chỉ mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện nếu muốn tồn tại lâu dài trên thị trường và được khách hàng tin tưởng, tín nhiệm. Đối với bất kì doanh nghiệp nào, nhiều chiến lược chắc chắn có thể giúp phát triển doanh nghiệp một cách nhanh chóng và lợi nhuận gia tăng theo cấp số nhân. Nhưng trong số các chiến lược hấp dẫn đó, không phải tất cả đều nằm trong giới hạn đạo đức.

Không bao giờ sợ đối mặt với thách thức

Quản trị doanh nghiệp

Mặc dù nhận ra tiềm năng rất lớn trong một chiến lược mới, hầu hết các nhà quản lý kinh doanh băn khoăn về kết quả của chiến lược đó. Trong khi điều này là bình thường, chỉ cần thu hồi các quyết định quan trọng là có thể phát triển doanh nghiệp của bạn.

Chiến lược này sẽ luôn luôn phân tích và chuẩn bị cho bất kể kết quả tốt hay xấu của bất kỳ nguy cơ nào doanh nghiệp có. Điều này sẽ giữ cho doanh nghiệp của bạn an toàn ngay cả khi xảy ra điều tồi tệ nhất.

Trên đây chỉ là một số gợi ý về những cách để quản lý doanh nghiệp thành công. Ngày nay, các doanh nghiệp có nhiều cách thức như thuê các chuyên gia hay các đơn vị để tư vấn cách thức quản lý doanh nghiệp, hoặc sử dụng các phần mềm quản trị  làm công cụ hỗ trợ. Những công cụ hỗ trợ này đã giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Bài viết liên quan

img

BVS

CTCP Chứng khoán Bảo Việt...

img

MBS

Công ty CP Chứng khoán MB...

img

SHS

Công ty cổ phân chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội...

img

VIX

CTCP Chứng khoán VIX được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 70/UBCK-GP ngày 10 tháng 12 năm 2007 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Chứng khoán Vincom...

img

VND

CTCP Chứng khoán VNDIRECT...

img

VDS

CTCP Chứng khoán Rồng Việt...