DGW

Quản lý spa/thẩm mỹ viện là một trong những vị trí mà nhiều Kỹ thuật viên muốn hướng tới. Thế nhưng công việc của một quản lý spa là gì thì bạn đã nắm rõ chưa ? Nếu còn chưa biết thì cùng Vetabyte tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Quản lý Spa
Bên cạnh thu nhập hấp dẫn, cơ hội phát triển bản thân cao,…thì quản lý còn mang một trọng trách quan trọng đó là người điều hành công việc của một spa/thẩm mỹ viện. Do vậy, bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì người quản lý đòi hỏi một tầm nhìn xa và kỹ năng quản trị, giải quyết vấn đề tốt.

Một Quản lý spa chuyên nghiệp, không chỉ cần duy trì hoạt động kinh doanh mà còn phải phát triển và mở rộng quy mô, thương hiệu của cơ sở. Do đó, người quản lý cần phải liên tục học hỏi, tìm tòi những kế hoạch phát triển mới như chương trình chăm sóc khách hàng, giữ chân khách hàng trung thành, tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng mới, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành spa/salon, làm thế nào để giảm chi phí, tăng doanh thu hiệu quả,…

Các công việc chủ yếu của một Quản lý spa

Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

  • Sau mỗi lần điều trị, quản lý spa nên duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng cách hỏi thăm, tiếp nhận ý kiến của khách hàng liên quan đến dịch vụ, chất lượng của spa để từ đó đưa ra phản hồi kịp thời.

Xây dựng chiến lược bán hàng/marketing cho spa
Spa Marketing

  • Lên ý tưởng xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh tháng/quý/năm cho spa. Đồng thời triển khai các chương trình khuyến mãi ngắn hạn/dài hạn để thúc đẩy tiến độ và doanh thu bán hàng.
  • Nắm bắt được tình hình thực tế của spa để đề xuất những chương trình đưa sản phẩm, dịch vụ mới thông qua các ưu đãi, khuyến mãi đến khách hàng và nhân viên một cách hiệu quả.

Xây dựng, thực thi những chính sách và quy trình tại spa

  • Một cơ sở spa muốn vận hành phát triển tốt thì cần phải có những chính sách, quy định riêng. Người quản lý là người nắm rõ tính chất của một spa, do vậy phải có nhiệm vụ đề xuất và xây dựng những nội quy, chính sách cho spa.
  • Đồng thời, là “bộ mặt” của spa do vậy người quản lý phải tiên phong chấp hành nghiêm những chính sách/quy định của spa.
  • Trong quyền hạn của mình, quản lý spa phải giám sát việc thực hiện quy định của các nhân viên trong spa bao gồm những chính sách về nhân sự, quy trình vận hành spa, quy định về an toàn, sức khỏe,…

Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự Spa

  • Đây là một trong những vấn đề mấu chốt của một người Quản lý spa chuyên nghiệp.
  • Giám sát các chương trình định hướng cho các bộ phận trong spa. Mở các khóa đào tạo nhân viên mới và nâng cao tay nghề cho nhân viên cũ.
  • Đề xuất các chương trình hoạt động, chính sách nhằm tạo ra môi trường gắn kết lâu dài cho nhân viên. Thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, đảm bảo các nhiệm vụ được giao hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.
  • Đảm bảo toàn bộ nhân viên khi đi làm đều phải tuân thủ theo các quy định về giờ giấc, đồng phục, văn hóa tại spa….
  • Đánh giá khách quan mức độ hoàn thành công việc, tuân thủ nội quy của nhân viên.
  • Kết hợp với phòng nhân sự trong việc phỏng vấn tuyển dụng, điều chuyển, thay thế các vị trí nhân viên trong spa.

Liên tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên
Nhân viên Spa

  • Thông thường, những quản lý spa giỏi đều đi lên từ Kỹ thuật viên spa, do vậy có thể nắm rõ tính chất công việc để từ đó xây dựng chương trình đào tạo nhân lực tốt nhất. Đảm bảo 100% nhân sự đáp ứng đủ yêu cầu công việc và tiêu chuẩn vận hành spa.
  • Kiểm tra kiến thức, kỹ năng tay nghề của nhân viên mới và sát hạch định kỳ nhân viên cũ.
  • Đánh giá, kiểm tra chất lượng công việc: chất lượng tư vấn, kỹ năng tay nghề, thái độ làm việc, kỹ năng chăm sóc khách hàng,…

Trách nhiệm hành chính

  • Tổng hợp và lập báo cáo doanh thu mỗi ngày, doanh thu tháng và tổng kết quý/năm
  • Chịu trách nhiệm kiểm kê, lập báo cáo sử dụng mỹ phẩm, nguyên liệu mỗi tuần/tháng
  • Có trách nhiệm giữ gìn, kiểm kê tài sản tại spa. Bao cáo nhanh cho ban giám đốc khi có trường hợp hư hỏng xảy ra.
  • Xử lý các trường hợp mâu thuẫn xảy ra tại spa giữa nhân viên với nhân viên hoặc nhiên viên với khách hàng.

Làm thế nào để trở thành một Quản lý spa giỏi

Quản lý Spa

  • Muốn trở thành một Quản lý spa giỏi, trước hết bạn phải là một Kỹ thuật viên giỏi. Bởi chỉ khi bạn hiểu được hết các công việc hằng ngày của một người Kỹ thuật viên, hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, có được những kiến thức nền tảng thì từ đó bạn mới có được những định hướng phát triển đúng đắn.
  • Chung quy lại, muốn trở thành một Quản lý spa giỏi, bạn hãy rèn luyện những yếu tố sau:
  • Biết cách kiềm chế cảm xúc khi xử lý các vấn đề về công việc
  • Kinh nghiệm trong việc nhìn người và tuyển dụng là một yếu tố vô cùng quan trọng
  • Cố gắng lắng nghe và thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhân viên. Tạo ra một môi trường làm việc tích cực, vui vẻ.
  • Luôn luôn có tinh thần cầu tiến. Không ngừng trao đổi, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn thông qua các buổi hội thảo, học thuật, sự kiện trong ngành,…

Bài viết liên quan

img

MWG

CTCP Đầu tư Thế giới Di động...

img

SFC

CTCP Nhiên liệu Sài Gòn...

img

PSD

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí...

img

ST8

CTCP Siêu Thanh...

img

COM

CTCP Vật tư – Xăng dầu...

img

CLX

CTCP Xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn (Cholimex)...