Quản lý hiệu quả là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thành công và duy trì sự bền vững của doanh nghiệp. Hệ thống quản lý doanh nghiệp là gì? Các bước xây dựng hệ thống này như thế nào? Trang bị các kiến thức này để xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tối ưu, phù hợp.
Hệ thống quản lý doanh nghiệp là các chính sách, quy tắc, hướng dẫn, quy trình và thủ tục được sử dụng trong toàn bộ doanh nghiệp nhằm triển khai, thực hiện, phát triển chiến lược kinh doanh và tất cả các hoạt động quản lý liên quan.
Mỗi phương pháp quản lý có thể dẫn đến các tư duy và nhận thức khác nhau về hệ thống quản lý doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý doanh nghiệp bao gồm hoạt động quản lý như xây dựng cơ chế quản trị, cơ cấu tổ chức, quản lý tài trình, nguồn lực, hành chính và vận hành doanh nghiệp.
Xây dựng quy chế quản trị nội bộ doanh nghiệp là bước đầu tiên cần làm để xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp. Quy chế quản trị nội bộ là các văn bản được doanh nghiệp ban hành nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty. Ngoài ra, quy chế này cũng quy định các hoạt động và quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Quy chế quản trị đóng vai trò là nền tảng, là khung cho các bước xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tiếp theo được hoàn thiện. Các quy chế nội bộ được ban hành thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Đây là bước tiếp theo nhà quản lý cần thực hiện để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Các công việc cụ thể mà nhà quản lý cần thực hiện bao gồm:
Ngay sau khi thiết lập cơ cấu tổ chức thì việc xây dựng hệ thống quản trị tài chính cần được thực hiện ngay lập tức. Bởi nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm quản trị nguồn vốn, từ tiền mặt, vốn, tài sản cho đến các chi phí phát sinh khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng nên các quy định, quy trình, hướng dẫn về tạm ứng, thanh quyết toán, thu hồi và theo dõi công nợ...
Hoạt động sản xuất bao gồm các hoạt động nhập hàng, kiểm soát, bán hàng, quản lý hàng tồn kho, tiếp nhận và xử lý thông tin của khách hàng. Các hoạt động này vận hành trơn tru, suôn sẻ thì kinh doanh mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tối ưu, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã ứng dụng các phần mềm, nền tảng công nghệ.
Vốn và nhân sự là 2 nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp cũng cần quản lý chặt chẽ. Vốn ở đây không chỉ bao gồm tiền mặt mà còn là cơ sở vật chất, tài sản cố định của doanh nghiệp. Về vốn và các tài khoản cố định, doanh nghiệp cần đưa ra các quy định quản lý máy móc, thiết bị cũng như bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Về nhân sự, bạn cần đưa ra các quy định tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo nhân sự.
Khâu cuối cùng để hoàn thiện hệ thống quản lý doanh nghiệp là xây dựng quản lý hành chính. Đây là toàn bộ các hoạt động tổ chức, phối hợp, điều hành và quản lý thông tin trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo mọi việc hoạt động suôn sẻ. Ban quản trị cần xây dựng các quy định, quy trình, hướng dẫn quản lý thông tin, tài liệu cho doanh nghiệp.
Xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp tốt sẽ giúp mọi hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru, tạo năng suất và đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Trên đây là các bước hướng dẫn xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp phổ biến. Các bước này có thể linh hoạt thay đổi, bổ sung tùy theo mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp.
CTCP Chứng khoán Bảo Việt...
Công ty CP Chứng khoán MB...
Công ty cổ phân chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội...
CTCP Chứng khoán VIX được Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước chính thức cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 70/UBCK-GP ngày 10 tháng 12 năm 2007 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Chứng khoán Vincom...
CTCP Chứng khoán VNDIRECT...
CTCP Chứng khoán Rồng Việt...