HUT

Quản trị doanh nghiệp là một quá trình rất phức tạp yêu cầu phải sử dụng những mô hình thực sự hiệu quả và phù hợp với hoạt động kinh doanh sản xuất. Bài viết dưới đây của Vetabyte sẽ giới thiệu đến bạn một số mô hình quản trị để bạn có thể tham khảo và nghiên cứu thêm nhé.

1. Vai trò của các mô hình quản trị doanh nghiệp

Các mô hình quản trị doanh nghiệp là công cụ được thiết kế cho các nhà quản trị giải quyết những vấn đề, thách thức hay khắc phục những mâu thuẫn, xung đột trong quá trình kinh doanh. Nếu vận dụng tốt các mô hình kinh doanh nhà quản trị hoàn toàn có thể giải quyết những phát sinh trong tình huống cụ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ vấn đề gì cũng được xử lý thông qua mô hình quản trị.

mô hình quản trị doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều mô hình quản trị được nghiên cứu và ứng dụng. Việc của các nhà quản trị là chọn cho mình mô hình phù hợp với cấu trúc tổ chức nhất để có cái nhìn khách quan đưa ra những quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

2. Một số mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến

Mô hình quản trị có thể chia ra làm ba loại: mô hình chiến lược, mô hình chiến thuật và mô hình tác nghiệp. Trong mỗi loại lại có rất nhiều mô hình khác nhau dưới đây là một số ví dụ điển hình.

Mô hình chiến lược

Giúp nhà quản trị đưa ra quyết định về các chiến lược của doanh nghiệp với việc trả lời các câu hỏi như phạm vi hoạt động của doanh nghiệp? Định hướng phát triển của doanh nghiệp?

+ Ma trận BCG (Boston Consulting Group): Đây là một trong những phương pháp hoạch định danh mục sản phẩm nổi tiếng nhất được nhóm tư vấn Boston thiết kế vào những năm 1970. Công ty ban đầu phải có danh mục những sản phẩm đưa ra thị trường bao gồm những sản phẩm có vòng đời ngắn để đảm bảo thu hồi tiền vốn và những sản phẩm có vòng đời dài để đảm bảo lợi nhuận lâu dài.

Ma trận BCG là công cụ chiến lược mà các doanh nghiệp có thể đánh giá và xác định được đâu là danh mục sản phẩm được ưu tiên tăng trưởng. Đồng thời có thể dự đoán được lợi nhuận và sự phát triển tiềm năng của từng đơn vị kinh doanh.

+ Phân tích cạnh tranh (Porter năm 1998): Đây là mô hình nhận diện những thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực ngành: những công ty mới, các sản phẩm dịch vụ thay thế, đối thủ cạnh tranh hiện hành… giúp cho công ty đưa ra những chiến lược tối ưu nhất và có lợi thế cạnh tranh nhất. 

mô hình quản trị doanh nghiệp

Bằng việc phân tích và đánh giá môi trường cạnh tranh, các nhà quản trị sẽ nắm rõ được vị trí hiện tại của công ty trong ngành, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những bất lợi và thách thức gì... Đây là phương pháp phản ứng theo môi trường ngoài, đi từ ngoài vào trong.

+ Mô hình năng lực cốt lõi (Prahalad & Hamel, 1990): Thực hiện ngược lại so với mô hình phân tích cạnh tranh của Porter. Công cụ chiến lược này giúp cho các nhà quản trị xác định được nguồn lực cốt lõi duy nhất trong công ty tạo ra những khác biệt giá trị so với đối thủ cạnh tranh. Từ đó lấy làm ưu thế và sản xuất sản phẩm với chi phí rẻ hơn và thu lại lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định được năng lực cốt lõi đó không hề dễ dàng đối với các nhà quản trị.

Mô hình chiến thuật

Các mô hình này thường được sử dụng để tổ chức các quy trình hoạt động và sử dụng nguồn lực trong công ty. Mô hình này trả lời cho câu hỏi phải làm như thế nào?

+ Mô hình EFQM: Cho phép các doanh nghiệp thiết kế một cơ cấu tổ chức thích hợp và các mô hình quản lý tương ứng. Dựa trên những dự đoán hoàn hảo về hiệu suất đạt được thông qua việc sử dụng các nguồn lực bên trong doanh nghiệp để định hướng và tập trung vào khách hàng.

Đồng thời chỉ ra những khuyết điểm trong hiệu suất và xác định những phương pháp để cải thiện tình trạng này. 

+ Sản xuất đáp ứng nhanh: Đây là mô hình cho phép doanh nghiệp sản xuất nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng bằng cách tập trung cắt giảm thời gian thay vào đó là nâng cao chất lượng, đáp ứng nhanh chóng.

Mô hình tác nghiệp:

Đây là những mô hình vận hành và tối ưu các hiệu quả trong  quy trình vận hành. Trả lời cho câu hỏi ai? Làm gì? Khi nào? ở đâu?...

+ Vai trò nhóm (Belbin 1985): Mô hình giúp phân tích các vai trò của từng thành viên trong nhóm. Nhóm phải có sự kết hợp đầy đủ về kỹ năng và phối hợp ăn ý thì mới có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.

Các thành viện thực hiện đánh giá và tự đánh giá chính bản thân mình từ đó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của nhóm. Bổ sung các vai trò cần thiết và các vai trò này phải bổ trợ cho nhau. Không nên có quá nhiều thành viên đảm nhận vai trò giống nhau, điều này vừa lãng phí nguồn lực vừa dễ tạo ra xung đột khiến hiệu quả làm việc đi xuống.

+ Bốn góc thay đổi: Mô hình này rất hiệu quả trong việc hình thành những thay đổi, xác định phạm vi thay đổi, thời gian thay đổi để có thể tăng sự thành công trong những nỗ lực thay đổi của tổ chức để thích ứng với môi trường vĩ mô doanh nghiệp và mang lại định hướng lợi nhuận mới.

Trên đây là chia sẻ về mô hình quản trị cũng như giới thiệu đến bạn đọc một số mô hình quản trị kinh điển. Hy vọng những kiến thức mà Vetabyte thực sự hữu ích và có thể giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

img

C47

CTCP Xây dựng 47...

img

CCL

CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long...

img

CII

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

img

CTD

CTCP Xây dựng Coteccons...

img

HTI

CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO...

img

D2D

CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2...