Kinh nghiệm
phỏng vấn xin việc ngành spa rất đa dạng. Để xin vị trí kỹ thuật viên thành công, ngoại trừ kiến thức, tay nghề, cách ăn mặc, cách gây ấn tượng,… Bạn còn phải quan tâm đến những câu hỏi khi phỏng vấn kỹ thuật viên spa. Hãy cùng Vetabyte tìm hiểu một số câu hỏi và cách ứng xử khi đi xin việc ở spa nhé!
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐI XIN VIỆC Ở SPA
Anh/chị hãy giới thiệu về bản thân?
Đây là câu hỏi đầu tiên và bắt buộc với tất cả các ngành nghề. Mục đích của câu hỏi này là để xem xét cách ứng viên giao tiếp với người lạ như thế nào. Nắm bắt được một số thông tin sơ lược và tiện trao đổi hơn trong khi phỏng vấn.
Với câu hỏi này, bạn nên trả lời theo 3 phần:
- Giới thiệu sơ qua về bản thân, chỉ gói gọn trong 1 – 2 câu.
- Quá trình học tập, tốt nghiệp các khóa học gì, ở trung tâm nào?
- Kinh nghiệm làm việc trước đây, năng lực làm việc.
Đây là kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành spa vô cùng quý báu. Trả lời đủ 3 phần này sẽ giúp bạn gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Từ đó tạo tiền đề cho những câu hỏi sau.
Điểm mạnh của anh/chị là gì?
Hãy liệt kê những
điểm mạnh phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Trình bày một cách có sắp xếp, đầy đủ và thông minh. Bạn cũng có thể lấy thêm ví dụ thực tiễn để tạo niềm tin cho nhà tuyển dụng hơn.
Một số điểm mạnh mà bạn có thể liệt kê cho vị trí kỹ thuật viên spa:
- Khả năng thích nghi với môi trường mới.
- Trung thực.
- Có trách nhiệm.
- Tính tự giác, chủ động trong công việc.
- Khả năng giải quyết vấn đề.
- Quản lý tốt thời gian và công việc.
- Khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập.
- Tính sáng tạo, gu thẩm mỹ,…
Chỉ có bạn mới hiểu rõ bản thân. Hãy xem xét kỹ lưỡng điểm mạnh của bản thân là gì. Liệt kê và tìm ví dụ thực tế để khả năng nhận được việc của bạn cao hơn.
Điểm yếu của anh/chị là gì?
Một trong những câu hỏi khi phỏng vấn kỹ thuật viên spa khó đoán nhất là câu hỏi về
điểm yếu. Đừng vội vàng nói rằng bạn không có điểm yếu nào. Cũng đừng kể tất tần các điểm yếu như việc thích ngủ nướng hay thường ăn trái buổi.
Hãy trả lời một cách thông minh, biến điểm yếu của bạn thành điểm mạnh
chưa được khai thác. Trước khi đi phỏng vấn, bạn cần chọn ra một số điểm yếu có thể ảnh hưởng đến công việc. Bạn có thể đã, đang hoặc vẫn chưa khắc phục được những điểm yếu đó. Nhưng, đừng lo lắng, nhà tuyển dụng chỉ muốn tìm hiểu sự trung thực và thái độ của bạn thôi.
Ví dụ:
- Bạn trung thực đến mức thật thà quá đáng, dễ gây mất lòng người khác.
- Bạn ăn nói không khéo léo lắm và đang cố gắng học cách giao tiếp hơn.
- Bạn nóng tính, “ăn ngay nói thật”, không toan tính nên dễ chịu thiệt thòi.
- …
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy có thiện cảm hơn với những ứng viên thẳng thắn thừa nhận điểm yếu. Đây là một cách ghi điểm rất lớn mà bạn cần phải lưu ý.
Mục tiêu nghề nghiệp tương lai của anh/chị là gì?
Để thành công trong lĩnh vực spa không phải là điều ai cũng có thể làm được. Tuy cơ hội nghề nghiệp cao, nhưng tỉ lệ cạnh tranh của người lao động ngành này cũng rất lớn.
Với câu hỏi này, kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành spa là cho thấy định hướng tương lai của bạn. Bạn cần phải vạch ra một lộ trình thăng tiến và mục tiêu sự nghiệp rõ ràng. Bạn cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được niềm đam mê và tầm nhìn sự nghiệp bản thân. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được bạn có gắn bó lâu dài hay tiến xa hơn trong sự nghiệp không.
Anh/chị biết gì về spa của chúng tôi?
Một trong những câu hỏi khi phỏng vấn kỹ thuật viên spa được nhiều nhà tuyển dụng hỏi nhất là đây. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã chuẩn bị những gì trước khi đến phỏng vấn. Xem xét bạn có thật sự nghiêm túc và cần công việc này không. Sau đó, phần nào đánh giá được khả năng làm việc của bạn về sau.
Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về spa mà bạn ứng tuyển trước khi đi phỏng vấn. Một số thông tin cần lưu ý như sau:
- Các dịch vụ mà spa cung cấp.
- Có bao nhiêu chi nhánh.
- Phân khúc khách hàng của spa.
- Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của spa.
Những thông tin này thường được công khai trên website và fanpage của spa. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm trên những website khác hoặc từ những người xung quanh.
Vì sao anh/chị xin vào vị trí kỹ thuật viên spa?
Đây là câu hỏi thường gặp nhất trong những câu hỏi khi phỏng vấn kỹ thuật viên spa. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xem xét sự am hiểu, sự yêu thích và định hướng của bạn trong sự nghiệp.
Hãy nhấn mạnh vào những
kỹ năng, năng lực và sự phù hợp với vị trí kỹ thuật viên spa thế nào. Đừng chỉ trả lời vì muốn thử sức trong môi trường mới hay là một công việc thú vị,… Hãy cho người phỏng vấn thấy được giá trị của bản thân bạn trong công việc.
Tại sao anh/chị nghỉ việc ở spa (công ty) cũ?
Một nhân viên tốt sẽ không bao giờ “nói xấu” công ty cũ của mình. Dù công ty cũ có tệ hại ra sao, bạn cũng không nên nói bất cứ điều gì với nhà tuyển dụng. Hãy đưa ra những lý do khách quan để nhà tuyển dụng đánh giá thái độ làm việc của bạn. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành spa tốt đó là luôn giữ một thái độ tôn trọng cho công ty cũ.
Những lý do tích cực mà bạn có thể tham khảo:
- Muốn học hỏi nhiều hơn.
- Tìm kiếm cơ hội mới trong công việc.
- Tìm kiếm môi trường phát triển tốt hơn.
- Muốn vào một công ty chuyên nghiệp hơn.
- …
Hãy nói những điều tốt đẹp về công việc và công ty cũ. Tốt nhất bạn nên đưa thêm những lý do phát triển bản thân vào trong lý do nghỉ việc. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tốt về thái độ cũng như tiềm năng phát triển sự nghiệp của bạn.
Tại sao chúng tôi nên tuyển anh/chị?
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn có thể cống hiến cho họ. Với vị trí kỹ thuật viên spa – một ngành dịch vụ – yếu tố con người vô cùng quan trọng. Gợi ý cho bạn là đưa ra những yêu cầu công việc của ngành nghề này, ví dụ:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tư vấn, chăm sóc, thuyết phục khách hàng.
- Kỹ năng xử lý tình huống.
- Kỹ năng, tay nghề chuyên môn.
- Kinh nghiệm làm việc thực tiễn.
Đây là một trong những câu hỏi khi phỏng vấn kỹ thuật viên spa khó. Bạn nên chuẩn bị sẵn câu trả lời để không bỡ ngỡ.
Mức lương mong muốn của anh/chị?
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành spa cho câu hỏi này là tham khảo mức lương trung bình của spa. Bạn có thể hỏi người quen, những người làm việc trong spa bạn đang ứng tuyển. Hoặc bạn có thể dựa vào kinh nghiệm và thâm niên của bản thân để đưa ra mức lương phù hợp.
NHỮNG KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VIỆC NGÀNH SPA
Hầu hết, lúc phỏng vấn chúng ta luôn cảm thấy hồi hộp và lo lắng dù đã biết và nắm rõ được những câu trả lời nếu các nhà phỏng vấn hỏi đến. Do đó, bạn cần phải có một chút kinh nghiệm về việc phỏng vấn. Kinh nghiệm không chỉ là bạn đã trả qua nhiều cuộc phỏng vấn và rút ra cho mình, kinh nghiệm còn có thể tham khảo từ người khác, các bài viết chia sẻ…
Một số kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành spa mà Vetabyte nghĩ bạn sẽ cần:
Tự tin và thật thà
Dĩ nhiên,
sự tự tin của bạn sẽ khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy thoải mái và hài lòng. Tuy nhiên, hãy tự tin nếu bản thân bạn thật sự tốt, tay nghề tốt và sẽ hoàn thành tốt công việc.
Không một nhà tuyển dụng nào biết bạn thật thà trong các câu trả lời phỏng vấn hay không. Nhưng bản thân bạn, khi trả lời các câu hỏi, hãy thật thà và nói đúng về chính bản thân mình. Thông qua ánh nhìn và giọng nói, nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm về bạn. Cũng như sau này, nếu may mắn được nhận, bạn cũng sẽ là bạn và bạn không khiến nhà tuyển dụng thất vọng.
Ôn lại kiến thức mà mình đã học
Chắc chắn không một chủ spa nào lại làm ngơ với các kiến thức liên quan đến ngành. Đây là tiền đề của tay nghề. Do đó, đừng chủ quan bỏ qua kiến thức lý thuyết. Vì đôi lúc bạn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn. Ví dụ như các vấn đề về da, nên xử lý như thế nào trong tình huống đã đưa ra….
Những điều này khác hàng cũng sẽ hỏi bạn trong lúc làm việc. Do đó đừng xem nhẹ nó, hãy ôn lại và chuẩn bị thật kỹ kiến thức trong đầu của mình trước khi đi phỏng vấn.
Tay nghề tốt, thể hiện hết khả năng của mình
Dù bạn là học viên mới ra trường hay là người làm lâu năm. Khi đi xin việc, bạn cần thể hiện hết trình độ của mình ở mức tốt nhất cho nhà tuyển dụng xem.
Hầu hết, trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn thực hành và đánh giá tay nghề thông qua các kỹ thuật, thao tác. Từ đó đưa ra quyết định có nên tuyển bạn hay không?
Tác phong chỉnh chu, gọn gàng
Người làm trong spa thường rất chú trọng đến tác phong và ngoại hình. Do đó, khi đến các buổi phỏng vấn, hãy chú trọng về tác phong của mình. Nên mặc áo sơ mi và quần dài, tóc chải gọn gàng, không nên sơn móng tay, không để lộ vết xăm ra ngoài nếu có, không có mùi cơ thể hoặc dùng nước hoa quá đà, hạn chế mặc đồ quá phức tạp, diêm dúa, …
Luôn tỏ thái độ mình yêu thích và cần công việc này
Nếu thái độ hời hợt, bạn nhất định không được tuyển vào spa mà mình nộp đơn. Vì vậy, hãy luôn tỏ thái độ yêu thích công việc, đam mê với nghề spa và cho nhà tuyển dụng thấy được, nếu bạn được tuyển, bạn sẽ nỗ lực hết mình.
Trên đây là những câu hỏi khi phỏng vấn kỹ thuật viên spa mà bạn có thể tham khảo. Học hỏi những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành spa này sẽ giúp bạn dễ dàng trúng tuyển hơn. Chúc bạn thành công và có được vị trí công việc như mong muốn! Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Vetabyte