NDX

Quản trị doanh nghiệp 4.0

Trong thời kỷ nguyên công nghệ 4.0, hệ thống quản trị doanh nghiệp được nhiều cấp lãnh đạo doanh nghiệp tìm đến nhằm khắc phục tình trạng “cái gì cũng có nhưng cần gì cũng thiếu“. Đây là quy trình quản trị doanh nghiệp được hệ thống hóa hoàn toàn, hoạt động tại doanh nghiệp, giúp nhà quản trị nắm được thông tin chính xác, kịp thời nhất việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả tối đa.

Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là những cơ chế, quy định mà thông qua đó công ty được điều hành và kiểm soát. Trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp đã xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm giữa những thành viên khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm các Cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát cũng như những người liên quan khác của công ty.
Vậy thực tế, quản trị doanh nghiệp là làm gì?

Quản trị doanh nghiệp xác lập ra các nguyên tắc và quy trình, thủ tục ra quyết định trong công ty, qua đó ngăn chặn sự lạm quyền, giảm thiểu những rủi ro không cần thiết cho công ty. Đó có thể là những rủi ro liên quan đến hoặc có nguồn gốc từ những giao dịch với các bên có liên quan, những xung đột lợi ích tiềm năng và từ việc không có các tiêu chuẩn rõ ràng hoặc không tuân thủ cũng như không minh bạch các quy định về công bố thông tin.
Quản trị doanh nghiệp gồm có 5 chức năng cơ bản dưới đây:

Hoạch định

Hoạch định có thể hiểu là định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết và hợp lý có thể coi là phần khó nhất trong 5 chức năng của quản trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế hoạch đề ra cũng phải tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và sự linh hoạt của nhân sự để đảm bảo việc thực hiện, triển khai diễn ra thống nhất và thuận lợi.

Tổ chức

Một doanh nghiệp cũng như một cỗ máy, chỉ có thể vận hành trơn tru nếu nó có một cơ cấu tổ chức tốt. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có đủ các nguồn lực (tài lực – nhân lực – vật lực) cần thiết để có thể hoạt động liên tục, đồng thời xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý và chặt chẽ.
Khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, mở rộng quy mô, số lượng các phòng ban và nhân sự tăng lên, điều này đòi hỏi sự thay đổi trong phương thức lãnh đạo. Chính vì vậy, chức năng tổ chức cũng là một chức năng rất quan trọng của quản trị doanh nghiệp.

Chỉ đạo

Khi có được những chỉ thị và hướng dẫn công việc rõ ràng, nhân viên sẽ biết chính xác họ cần phải làm gì. Kết quả công việc từ mỗi nhân viên sẽ được tối ưu nếu ban quản lý có những định hướng chỉ đạo hợp lý và rõ ràng.
Một nhà quản lý sáng suốt chắc chắn phải là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạt trung thực, rõ ràng và thường xuyên xem xét, tham vấn các quyết định chỉ đạo của mình cùng các cố vấn khác.

Điều phối

Giống như những bánh răng cưa, khi tất cả các hoạt động của doanh nghiệp được điều phối thực hiện một cách ăn ý và nhuần nhuyễn, doanh nghiệp từ đó cũng sẽ vận hành hiệu quả hơn. Ảnh hưởng tích cực từ thái độ và cách ứng xử của nhân viên đóng vai trò chính trong việc phối hợp linh hoạt  giữa các phòng ban.


Quản lý chiến lượcĐiều phối hoạt động

Kiểm soát

Nhà quản trị chỉ biết được liệu công ty có đang vận hành đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra hay không bằng cách thường xuyên quan sát tình hình hoạt động của công ty. 
Chức năng kiểm soát trong quản trị doanh nghiệp là một quy trình gồm 4 bước dưới đây:
  • Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động, thiết lập KPI dựa trên mục tiêu của công ty
  • Đo lường và xây dựng các báo cáo về hoạt động thực tế
  • So sánh kết quả báo cáo thực tế với chỉ tiêu kế hoạch đề ra ban đầu
  • Thực hiện các thay đổi hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thiết

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Giữ gìn đạo đức kinh doanh, tuân thủ luật pháp và các thông lệ kinh doanh

Luật pháp ở đây được hiểu là những ràng buộc của Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp. Sự ràng buộc đó yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động và kinh doanh theo định hướng của sự phát triển xã hội.

Phải xuất phát từ khách hàng

Với cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khách hàng, mọi chủ doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một danh sách khách hàng cần có để tồn tại và phát triển.
Nguyên tắc này là căn cứ để xây dựng và phát triển chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp bao gồm: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và tiếp thị (promotion) và các nội dung quản lý của doanh nghiệp: vốn, lao động, công nghệ, thị trường, văn hoá doanh nghiệp.

Tính quyết đoán – chìa khóa quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Trong xu hướng “thế giới phẳng”, thông tin chính là tài sản quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Có được thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công của mọi doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu, một lý do chính cho sự không quyết đoán của nhiều chủ doanh nghiệp là họ lãng phí quá nhiều thời gian để cố gắng tìm ra những thông tin không liên quan.

Chuyên môn hoá


Chuyên môn hóaChuyên môn hóa

Kết hợp hài hoà các loại lợi ích

Đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải xử lý thỏa đáng các mối quan hệ với các lợi ích có liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp, bao gồm:
  • Lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp: đảm bảo đủ động lực cho họ sống và làm việc, nhờ đó gắn bó chặt chẽ họ với doanh nghiệp.
  • Lợi ích của khách hàng: phải được ưu tiên đảm bảo vì khách hàng chính là thứ mà doanh nghiệp hướng tới và mong muốn có được.
  • Lợi ích của nhà nước và xã hội: nghĩa vụ về thuế và các ràng buộc pháp luật khác (các bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp) mà doanh nghiệp phải tuân thủ và các trách nhiệm cộng đồng (môi sinh, môi trường, nghĩa vụ cộng đồng v.v…) mà doanh nghiệp được khuyến khích thực hiện.
  • Lợi ích của các bên cung ứng hàng hóa dịch vụ: lợi ích của họ cần được giải quyết một cách thỏa đáng nếu không họ sẽ cắt quan hệ với doanh nghiệp để quan hệ với các doanh nghiệp khác.

Luôn quan tâm tới các mối đe dọa và thách thức

Tất cả các doanh nghiệp đều tồn tại các mối đe dọa và thách thức của riêng mình.
Nhà quản trị phải nắm được tất cả các mối đe dọa mà doanh nghiệp có thể mắc phải cũng như những thách thức phải đối mặt để chỉ đạo hoạt động kinh doanh thành công.

Hãy liên hệ qua Vetabyte.com để được đội ngũ tư vấn cung cấp thông tin và giải đáp thắc miễn phí!

Bài viết liên quan

img

C47

CTCP Xây dựng 47...

img

CCL

CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long...

img

CII

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh...

img

CTD

CTCP Xây dựng Coteccons...

img

HTI

CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO...

img

D2D

CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2...