Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp ở nước ta, đóng góp cho nền kinh tế nước nhà giá trị GDP rất lớn, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ và không thống nhất, việc quản lý doanh nghiệp nhỏ cũng gặp không ít khó khăn. Vậy người quản lý cần kỹ năng gì để hỗ trợ công việc của mình? Vetabyte sẽ chia sẻ cùng doanh nghiệp trong bài viết hôm nay, hy vọng sau bài viết, người lãnh đạo có thể tìm được phương pháp quản lý phù hợp cho công ty của mình.
Nắm bắt tương lai của cả doanh nghiệp, người quản lý cần sáng suốt xây dựng các chiến lược gần và xa nhằm định hướng cho công ty. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức cạnh tranh cao, chiến lược được ví như “bí kíp” thành công. Một công ty dù đến sau nhưng có một chiến lược đúng đắn, rõ ràng, bám sát quy trình thì công ty ấy vẫn có thể trở thành một đối thủ đáng gờm.
Nhằm tránh một người, một phòng ban phải đảm nhận nhiều công việc dẫn đến chuyên môn hóa không cao, người lãnh đạo cần phải biết phân chia rành mạch. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng ảnh hưởng đến mức độ bảo mật của tài liệu. Việc phân chia quyền hạn không đúng, không phù hợp có thể dẫn đến việc nhân viên đưa các thông tin quan trọng ra ngoài, gây tác động không tốt đến tình hình doanh nghiệp.
2 kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà cả cuộc sống, giúp người lãnh đạo làm việc trên tinh thần tiếp thu, thấu hiểu và tôn trọng xung quanh. Lắng nghe và giao tiếp còn giúp gắn kết cấp trên với cấp dưới, củng cố lòng trung thành, cống hiến hết mình của nhân viên. Người quản lý với hai kỹ năng này còn có thể thu hút, giữ chân được những nhân tài sẵn sàng về làm cho công ty mà đối với doanh nghiệp nhỏ, có được người tài là một điều rất quan trọng.
Khi đã nắm bắt được cơ hội, người quản lý cần có kỹ năng thương lượng tốt để tối đa hóa những lợi ích của mình trong các cuộc đàm phán mà vẫn giữ chân được đối tác. Đàm phán giúp doanh nghiệp nhỏ mở rộng kinh doanh và các mối quan hệ, do đó kỹ năng này cũng rất quan trọng.
Lựa chọn một công cụ quản lý hiệu quả để tự tay nắm bắt toàn bộ tình hình sản xuất, kinh doanh, nhân sự, kho hàng là điều cần thiết, giúp mọi nhà quản lý tiết kiệm được vô số thời gian. Các phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ ngày nay có mức giá không quá đắt mà chức năng lại không hề thua kém các phần mềm nước ngoài. Ứng dụng phần mềm vào công việc không chỉ giúp tăng hiệu suất mà còn nâng tầm giá trị doanh nghiệp rất nhiều.
Hãy liên hệ qua Vetabyte.com để được đội ngũ tư vấn cung cấp thông tin và giải đáp thắc miễn phí!
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam...
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam...
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam...
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam...
Ngân hàng TMCP Quân đội...
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam...