Kinh nghiệm kinh doanh spa chăm sóc da và làm đẹp không thể bỏ qua
Kinh nghiệm kinh doanh spa rất cần thiết đối với bất kì ai đang muốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Nếu bạn là một người yêu thích cái đẹp và ấp ủ cho mình kế hoạch tự làm chủ một spa, thẩm mỹ viện thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua được những kinh nghiệm mở tiệm spa. Hôm nay Vetabyte sẽ chia sẻ cho các bạn những lưu ý khi mở spa, đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp bạn bước đầu thực hiện được những gì mình mong muốn một cách vững chắc và thành công nhất.
1. Lập kế hoạch kinh doanh, đề ra số vốn huy động đầu tư cụ thể
Khi khởi nghiệp nghề spa, bạn cần lập ra kế hoạch kinh doanh để biết hướng đi của mình. Nên lưu ý càng cụ thể, chi tiết càng mang đến sự thuận tiện, tránh tối đa sự lúng túng trong quá trình thực hiện. Bạn cần nghiên cứu cụ thể về loại hình dịch vụ, độ tuổi và nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng mà mình hướng đến.
2. Chuẩn bị vốn đầu tư
Kinh phí đầu tư của bạn phụ thuộc vào loại hình spa bạn chọn và định hướng kinh doanh spa. Bạn sẽ phải lên kế hoạch về số vốn, bao nhiêu dành cho thiết kế, phần nào dành cho công nghệ máy móc, phần nào dành cho quảng cáo. Nếu không phân định rõ với một bản kế hoạch chi tiết ngay từ đầu, bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu vốn ngay trong quá trình xây dựng, phải huy động thêm vốn hoặc ngừng dự án.
3. Trang bị cho mình kiến thức chuyên môn
Để kinh doanh spa hiệu quả và quản lý nhân sự tốt nhất, thì không chỉ đội ngũ nhân sự của bạn cần chuyên môn tốt, bản thân bạn cũng phải có kiến thức cho mình.
4. Tìm kiếm mặt bằng, địa điểm mở spa
Chúng ta đều biết rằng, một địa điểm tốt ở trung tâm thành phố, nơi kinh tế phát triển năng động, giao thông thuận tiện luôn là yếu tố có sự chi phối rất lớn trong hiệu quả kinh doanh dịch vụ spa nói riêng. Tuy nhiên, tại những địa điểm này bạn cần phải đầu tư một khoảng vốn “khủng”, sẽ rất khó khăn trong việc lấy lại cân bằng doanh thu trong giai đoạn đầu.
5. Tuyển chọn và đào tạo nhân viên, chuyên viên
Bạn có thể tuyển chọn nhân viên theo rất nhiều hướng. Tùy theo năng lực về tài chính của bạn nữa.
Hiện tại nhân lực cho ngành thẩm mỹ ở Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các spa. Đặc biệt là chuyên viên có tay nghề cao thì thường sẽ có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, nên nếu bạn muốn thu hút họ về làm việc cho spa của mình thì bạn sẽ có phải chế độ đãi ngộ thật tốt để họ đồng ý chuyển việc.
6. Chọn mua trang thiết bị phù hợp cho spa
Bên cạnh yếu tố chất lượng, phục vụ đúng cho mục đích dịch vụ spa, bạn cần lưu ý bố trí thiết bị hài hòa với không gian nội thất, đảm bảo các tiêu chí tiện nghi, gọn gàng, sang trọng và đặc biệt phải tạo nên cảm giác thân thiện, thư thái tối ưu cho khách hàng. Một số trang thiết bị spa cơ bản bạn cần phải có trong spa là giường massage, ghế thư giãn, đá nóng, khăn tắm, nến, dầu massage và thảo dược tạo mùi hương.
7. Xác định loại hình spa mà bạn muốn mở
Hiện nay tại Việt Nam có 4 loại hình spa phổ biến nhất: Day spa, Destination spa, Hotel/resort spa và Medical spa. Mỗi loại hình spa đều nhắm đến một đối tượng khách hàng và nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy bạn cần xác định rõ ràng loại hình spa mà mình muốn đầu tư phát triển, tránh việc nhầm lẫn giữa các loại hình spa với nhau. Việc xác định loại hình spa và khách hàng mục tiêu là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuẩn bị những trang thiết bị máy móc, nguyên liệu và các trang thiết bị spa.