DMC

Thực trạng quản lý doanh nghiệp hiện nay tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ

Những người kinh doanh thường nói: “không ai thành công từ lần đầu tiên”. Những doanh nghiệp có thể tồn tại trên thị trường ngày nay là các doanh nghiệp đã trải qua không ít khó khăn, kinh qua không ít thất bại trước khi thực sự đứng vững trên thị trường. “Thử-sai” là phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng trước khi tìm ra hướng đi đúng cho chính mình. Thậm chí quá trình này vẫn còn tiếp diễn ngay cả khi doanh nghiệp đã đứng vững trên thị trường.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang thiếu gì? Vốn? Công nghệ? Con người? Kinh nghiệm? Câu trả lời là tất cả các yếu tố trên. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Vetabyte để tìm hiểu rõ hơn.

Khi bắt đầu tham gia vào một cuộc chơi kinh doanh, sẽ có rất nhiều cơ hội tìm đến với bạn. Nhưng có rất nhiều cơ hội tốt lại chỉ dành cho các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính dồi dào. Nếu doanh nghiệp của bạn không đáp ứng được, ngay lập tức bạn sẽ buộc bị loại khỏi cuộc chơi, nhường lại sân cho những đối thủ mạnh hơn với nguồn vốn dồi dào, với sự hậu thuẫn của nhiều ngân hàng máu mặt. Vốn là thứ khiến bạn bỏ lỡ nhiều miếng bánh thơm ngon, cũng là thứ khiến cho các chủ doanh nghiệp phải đau đầu.

Vốn sẽ là yếu tố dẫn đến khó khăn thứ 2 của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực. Khi nguồn lực về tài chính của bạn mỏng, bạn sẽ khó có thể thuê được những người thực sự giỏi. Họ sẽ đòi hỏi mức lương vô cùng cao, mà thời gian dài doanh nghiệp của bạn có thể không đáp ứng được.

Thêm vào đó, vì vốn ít, nên nhiều cá nhân trong doanh nghiệp phải đảm nhiệm nhiều vị trí, vai trò cùng lúc. Hiệu quả thu được so với chuyên môn hóa không cao.

quản lý doanh nghiệp

Một trong những vấn đề mà các chủ doanh nghiệp rất đau đầu chính là thiếu kinh nghiệm đấu tranh trong ngành. Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho bên khác, kinh nghiệm rất quan trọng. Kinh nghiệm ảnh hưởng lớn đến uy tín của khách hàng. Nếu khách hàng có 3 ứng cử viên, khả năng như nhau, nhưng thâm niên khác nhau, để an toàn, khách hàng chắc chắn sẽ chọn doanh nghiệp có thâm niên lâu nhất trong ngành để hợp tác.

Các doanh nghiệp mới hầu như đều chưa xây dựng được quy trình vận hành tối ưu, vừa gây lãng phí nguồn lực, vừa mất nhiều thời gian để thực hiện một công việc. Trong khi với những doanh nghiệp sở hữu quy trình vận hành chuẩn, mỗi người nắm rõ vai trò, vị trí của mình, tập trung vào công việc, hiệu quả thu được sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường thường thiếu vốn để đầu tư cho công nghệ. Các thao tác hầu hết được thực hiện thủ công. Dường như hiếm có sự hỗ trợ từ phần mềm. Bởi khi đứa con tinh thần của bạn yếu, bạn sẽ không thể vung tay quá mạnh trong mọi vấn đề, và luôn cần cân nhắc kỹ trước mỗi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, việc không đầu tư về công nghệ lại khiến doanh nghiệp mắc phải những lỗi khó sửa chữa và làm giảm hiệu quả làm việc như: hiệu suất công việc thấp, nhân viên hay xảy ra sai sót, quản lý nhân viên gặp nhiều khó khăn, chủ doanh nghiệp lúc nào cũng phải có mặt để giải quyết các vấn đề từ to đến nhỏ, phải phân thân thành nhiều người, ở nhiều vai trò, vị trí khác nhau. Doanh nghiệp tiến chậm, lãng phí nhiều thời gian trong việc tìm lỗi, đưa ra quyết định. Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ không những không tận dụng được lợi thế của mình là tính linh hoạt mà còn ngày càng tụt dốc và không thể đuổi kịp các doanh nghiệp lớn cùng ngành. Các doanh nghiệp khác sẽ chiếm lĩnh tất cả cá trên biển. Nếu không may, doanh nghiệp của bạn không những không có cửa để phát triển mà rất có thể sẽ phải đóng cửa doanh nghiệp.

Vậy đâu là lời giải cho tất cả những vấn đề đó của doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Đi tìm lời giải cho bài toán khó: “Tìm đâu một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện?”

Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão ngày nay, nếu doanh nghiệp không biết tận dụng công nghệ, thì đó là một sai lầm nghiêm trọng.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp Vetabyte là một trong những phần mềm tiên tiến nhất, được phổ biến tại hơn 23 quốc gia, được nhiều doanh nghiệp từ đa quốc gia đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu lựa chọn. Phần mềm này có những lợi ích gì? Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng để giải quyết tất cả những khó khăn buổi đầu lập nghiệp?

  • Tích hợp tất cả các nhiệm vụ chỉ trong một giao diện
Chỉ bằng một giao diện sử dụng đơn giản, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ hoạt động của mình. Chủ doanh nghiệp thông qua phần mềm có thể giám sát hoạt động kinh doanh, xử lý các vấn đề phát sinh ở bất kỳ đâu.

  • Kết nối mọi lúc mọi nơi
Chủ doanh nghiệp sẽ chủ động quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình ở bất kỳ đâu, tại bất kỳ thời điểm nào. Bởi phần mềm quản lý doanh nghiệp được thiết kế để người dùng có thể truy cập tại mọi vị trí chỉ với một cổng kết nối internet.

quản lý doanh nghiệp

  • Cập nhật dữ liệu theo thời gian thực
Dữ liệu được nhập tại cửa hàng sẽ được chuyển ngay lập tức đến các bộ phận liên quan. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi hoạt động đang tiến hành từ các bộ phận khác nhau mà không nhất thiết phải có mặt tại đó. Tiện ích này cũng giúp quá trình xử lý khủng hoảng diễn ra có hiệu quả hơn, nhanh chóng ngăn chặn được những tình huống xấu phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

  • Linh hoạt, dễ sử dụng
Phần mềm quản lý doanh nghiệp được thiết kế thân thiện với người dùng, không đòi hỏi trình độ phức tạp. Ngay cả đối với nghiệp vụ kế toán, vốn được coi là khó khăn nhất, cũng có thể sử dụng dễ dàng. Mục đích của phần mềm là tạo ra môi trường, giao diện làm việc tốt nhất để người dùng có thể phát huy được tối đa hiệu quả công việc.

  • Tùy chỉnh theo nhu cầu của doanh nghiệp
Phần mềm quản lý doanh nghiệp không phải là một phần mềm tĩnh, mà hoàn toàn có thể thay đổi linh hoạt, tùy biến theo nhu cầu của doanh nghiệp tại thời điểm xây dựng phần mềm và trong tương lai. Phần mềm phù hợp với các doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, có nhiều biến động.

  • Tiết kiệm tối đa nguồn lực
Nhân lực, tài lực sẽ được tiết kiệm tối đa. Bởi với giải pháp quản lý doanh nghiệp thông qua phần mềm, nhiều quy trình sẽ được tiến hành tự động hóa, giảm bớt khối lượng công việc thủ công của người dùng.

  • Giảm số giờ tăng ca, tăng hiệu suất công việc
Với sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm quản lý doanh nghiệp, người lao động sẽ như hổ mọc thêm cánh, hoàn toàn không cần phải sử dụng sức lao động và trí não ngoài thời gian làm việc mà vẫn có thể hoàn thành vượt chỉ tiêu công việc đề ra.

  • Giảm tối đa các cuộc họp không cần thiết
Các cuộc họp truyền thống có thể ngốn của chủ doanh nghiệp rất nhiều thời gian mà nhiều khi không thể giải quyết được vấn đề. Với giải pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả từ phần mềm, chủ doanh nghiệp sẽ rút ngắn được số cuộc họp không cần thiết, giải quyết công việc hiệu quả hơn, đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp có những mô-đun nào?

Phần mềm quản lý doanh nghiệp cung cấp đầy đủ các mô-đun chính để hỗ trợ vận hành doanh nghiệp bao gồm: quản trị tài chính, quản lý nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị mua sắm, quản trị bán hàng, quản lý kho, quản trị chăm sóc khách hàng, quản trị dự án,…

Ngoài các mô-đun chính, phần mềm quản lý doanh nghiệp còn cung cấp cho người dùng hơn 3000 mô-đun tùy chỉnh. Chính vì vậy, các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm rằng phần mềm quản lý doanh nghiệp đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp mình.

Để nhận được tư vấn chính xác cho doanh nghiệp của bạn, hoặc tìm hiểu những kiến thức bổ sung liên quan đến phần mềm quản lý doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Vetabyte sẵn lòng hỗ trợ bạn 24/24.

Bài viết liên quan

img

DBD

Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định...

img

DCL

Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long...

img

DBT

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre...

img

DHD

CTCP Dược Vật tư Y tế Hải Dương...

img

DPP

CTCP Dược Đồng Nai...

img

DTG

CTCP Dược phẩm Tipharco...