DBM

Chắc chắn trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì các nhà quản trị không thể bỏ quên giải pháp phần mềm quản lý sản xuất với những lợi ích không nhỏ mà hệ thống này mang lại. Qua bài viết này, G-office sẽ giúp doanh nghiệp thấy được những cơ hội và giá trị mà doanh nghiệp có thể nhận được khi áp dụng giải pháp phần mềm quản lý sản xuất.

1. Tầm nhìn bao quát doanh nghiệp


Quản lý sản xuất

Nhờ hệ thống quản lý thống nhất và xuyên suốt, nhàn quản lý có thể truy cập và theo dõi các báo cáo, phân tích quy trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như cập nhật kịp thời những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải để có phương án xử lý phù hợp.

2. Kết nối các bộ phận trong doanh nghiệp

Quản lý sản xuất

Thay vì một doanh nghiệp hoạt động rời rạc và không có sự kết nối thì giải pháp phần mềm quản lý sẽ đóng vai trò như một chất keo kết dính. Tát cả các nhân viên tư đội ngũ kỹ sư đến công nhân sản xuất, các phòng ban bán hàng, marketing, quản lý đều có thể quan sát được quy trình sản xuất của doanh nghiệp, từ đó có thể dễ dàng phối hợp với nhau để thực hiện công việc hiệu quả và mượt mà hơn.

3. Hỗ trợ quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất được hỗ trợ một cách tối đa, cắt bỏ các thao tác thủ công như tính giá thành của sản phẩm và của đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất hiệu quả, lên kế hoạch giao hàng, phân bổ nguồn lực tự động dựa trên năng lực sản xuất,… Nhờ vậy, nhà quản lý có thể dễ dàng điều hành sản xuất, tăng hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí, tránh các sai sót không đáng có và giao hàng đúng hẹn.
4. Quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Quản lý sản xuất
Hệ thống phẩn mềm quản lý sản xuất có thể tích hợp với các thiết bị phần cứng như máy quét mã vạch, nhờ đó nghiệp vụ quản lý xuất klho, nhập kho, tồn kho sẽ chưa bao giờ dễ dàng hơn. Người dùng dễ dàng kiểm soát được các mã vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm theo số series sản phẩm, số model,… Bên cạnh đó, hệ thống hỗ trợ người dùng in trực tiếp các phiếu xuất kho, nhập kho bằng các thông tin được truy xuất trực tiết trên phần mềm, tiết kiệm rất nhiều thười gian và công sức cho người dùng.

5. Lưu trữ toàn bộ thông tin dữ liệu

Không chỉ đem lại thông tin mà phần mềm quản lý sản xuất còn giúp doanh nghiệp lưu lại lịch sử toàn bộ các nghiệp vụ một cách chi tiết nhất. Người dùng có thể dễ dàng truy suất và phân tích dữ liệu để đưa ra các quyết định chính xác. Từ các dữ liệu được lưu trữ, người quản lý có thể điều phối dữ liệu theo ý mình để có được những thông tin phục vụ cho việc đưa ra các kế hoạch kinh doanh thật hiệu quả. Ngoài ra, tất cả các thông tin của doanh nghiệp được lưu trữ hoàn toàn bảo mật.

6. Áp dụng công nghệ điện toán đám mây

Gần đây giải pháp phần mềm quản lý online vẫn còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên những lợi ích to lớn mà giải pháp này mang lại thì các doanh nghiệp cần lưu tâm. Phần mềm được sử dụng trên nền tảng web, vì vậy doanh nghiệp không cần bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu lớn, cũng như cắt giảm được các chi phí lớn để duy trì hạ tầng công nghệ thông tin để chạy phần mềm. Hệ thống phần mềm có tính linh hoạt và di động rất cao. Người dùng có thể truy cập và sử dụng phần mềm ở mọi lúc mọi nơi, mà không cần phải ngồi ở văn phòng để truy cập vào hệ thống như các giải pháp phần mềm offline truyền thống.

7. Tích hợp trên các thiết bị di động

Hiện nay, các thiết bị di động mang lại tính tiện lợi rất cao. Và có thể tưởng tượng được không khi bạn chỉ cần một thiết bị di động là smartphone hoặc tablet là có thể quản lý được doanh nghiệp của mình? Hệ thống phần mềm quản lý sản xuất với giải pháp các app phần mềm quản lý sản xuất trên 2 nền tảng lớn nhất hiện nay là IOS và Android đem lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng.

Bài viết liên quan

img

DBD

Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định...

img

DCL

Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long...

img

DBT

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre...

img

DMC

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO...

img

DHD

CTCP Dược Vật tư Y tế Hải Dương...

img

DPP

CTCP Dược Đồng Nai...