MTP

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được tạo ra nhằm giúp cho việc hoạt động của doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong quản trị doanh nghiệp mà Vetabyte tổng hợp.

Chuyên môn hóa và phân công hóa lao động

Đây là một nguyên tắc nhằm mục đích thúc đẩy về quá trình tập trung và đạt hiệu quả cao trong công việc của nhân viên và doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo cho công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng, kịp thời.

Cơ cấu về hội đồng quản trị để làm tăng giá trị

Doanh nghiệp cần phải có sự cân bằng về tính độc lập cũng như đa dạng về các kỹ năng, kiến thức kinh nghiệm và quan điểm giữa các nhà quản trị. Khi đó cần phải có hội đồng quản trị với quy mô hoạt động hiệu quả và cam kết thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ của mình.

Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng

Hội đồng quản trị cần phải đảm bảo rằng việc ra quyết định là có đạo đức và có trách nhiệm. Đồng thời cần phải tuân thủ những chính sách, điều lệ, quy định và quy tắc thực hình kinh doanh một cách tốt nhất bằng cách sử dụng những nguyên tắc và đạo đức trong doanh nghiệp.

quản trị doanh nghiệp

Bảo vệ tính toàn vẹn trong báo cáo tài chính

Cần phải bảo vệ toàn vẹn báo cáo tài chính trong công ty mẹ. Nó bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ do trưởng kiểm toán nội bộ đứng đầu và thành lập ủy ban kiểm toán do trưởng ban kiểm toán đứng đầu theo đúng quy định của pháp luật.

Công bố thông tin kịp thời và cân đối

Cần phải thúc đẩy việc công bố kịp thời và cân đối về tất cả những vấn đề trọng yếu có liên quan tới doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các cấu trúc được thiết kế cụ thể nhằm đảm bảo tuân thủ về pháp luật có liên quan và đảm bảo trách nhiệm giải trình ở những cấp quản lý cấp cao đối với việc tuân thủ đó.

Tôn trọng quyền của cổ đông

Tôn trọng quyền của cổ đông và biết cách tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyền đó một cách hiệu quả nhất. Hội đồng quản trị cần phải đảm bảo rằng một cuộc đối thoại thỏa đáng với các cổ đông sẽ được diễn ra.

Nhận biết và quản lý rủi ro

Hội đồng quản trị doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xem xét về tính đầy đủ và hiệu quả trong từng chiến lược quản lý rủi ro và xem xét phê duyệt khung quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng một chính sách quản lý rủi ro phù hợp nhất.

Khuyến khích nâng cao hiệu quả

Thông qua việc đánh giá về hiệu suất định kỳ kinh doanh trong doanh nghiệp. Hội đồng quản trị cũng cần phải đảm bảo rằng phía giám đốc và nhà điều hành chủ chốt phải được trang bị về những kiến thức và thông tin cần thiết nhằm thực hiện trách nhiệm của họ một cách hiệu quả nhất.

Trả công công bằng và có trách nhiệm

Cần phải đảm bảo về mức độ cũng như là thành phần thù lao sao cho đủ và hợp lý nhất so với mối quan hệ của nó với kết quả hoạt động của công ty và cá nhân. Đảm bảo mối quan hệ rõ ràng giữa hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp với hiệu suất của họ.

Công nhận lợi ích hợp pháp của các bên liên quan

Cần phải tuân thủ theo một số yêu cầu pháp lý có ảnh hưởng tới cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như các yêu cầu hợp đồng, bảo vệ người tiêu dùng, tôn trọng quyền riêng tư, luật lao động, sức khỏe, an toàn nghề nghiệp… Ngoài ra cũng cần phải đảm bảo nghĩa vụ đối với những người không phải là cổ đông như nhân viên, khách hàng và cộng đồng.

quản trị doanh nghiệp

Hãy liên hệ qua Vetabyte để được đội ngũ tư vấn cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc tốt nhất!

Bài viết liên quan

img

DBD

Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định...

img

DCL

Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long...

img

DBT

Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre...

img

DMC

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO...

img

DHD

CTCP Dược Vật tư Y tế Hải Dương...

img

DPP

CTCP Dược Đồng Nai...