NKG

Mọi cô gái đều là tín đồ của việc làm đẹp. Khi tự chăm sóc và làm đẹp cơ thể một thời gian, có thể bạn đã học được những phương pháp, cách thức làm đẹp hiện nay. Vậy có bao giờ bạn từng nghĩ tới việc sở hữu một Spa làm đẹp của riêng mình chưa? Mở spa mini tại nhà đang là một hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận cả trăm triệu trên tháng. Rất nhiều người yêu thích làm đẹp đã đầu tư mở spa mini nhưng thường thua lỗ ngay trong tháng đầu tiên do thiếu kinh nghiệm. Hôm nay, Vetabyte Spa sẽ cùng các bạn tham khảo và chia sẻ những kinh nghiệm kinh doanh Spa mini cho các bạn muốn khởi nghiệp từ nghề này nhé!

Bước 1: Chủ spa cần chuẩn bị kiến thức nền tảng về spa

Thứ đầu tiên cần chuẩn bị khi quyết định mở spa không phải là tiền mà là kiến thức. Đây là một bước vô cùng quan trọng bởi nó sẽ cho bạn sự trải nghiệm và nắm rõ được các kiến thức liên quan đến làm đẹp. Từ đó có cơ sở để lên kế hoạch cho tương lai cần làm gì và cần những gì để mở spa mini. Bạn sẽ có sự định hướng cũng như vạch ra các bước phát triển giúp cửa hàng spa hoạt động trơn tru và đem lại nhiều lợi nhuận. Và cũng là kinh nghiệm mở spa nhỏ không thể thiếu.

Bước 2: Dự trù vốn ban đầu trước khi mở Spa

Tùy thuộc vào quy mô mà bạn lựa chọn thì số vốn ban đầu là khác nhau. Bạn cần chuẩn bị đủ tiền để mua trang thiết bị, máy móc, vật dụng chăm sóc sắc đẹp, phí thuê mặt bằng, ... Nếu bạn muốn mở một tiệm spa nhỏ quy mô hộ gia đình thì tháng đầu có thể chỉ cần thuê thêm một đến hai nhân viên để tiết kiệm chi phí. Còn sau này khi đã có thu nhập ổn định thì hãy thuê thêm nhiều người.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng của bạn

Để thuận lợi ngay từ khi khai trương, bạn cần nghiên cứu nhu cầu thực tế của khách hàng mà spa bạn đang nhắm đến. Có thể khảo sát người dân xung quanh khu vực bạn kinh doanh, tìm hiểu xu hướng ngành spa hiện nay, ... để tập trung vào những dịch vụ cụ thể cũng như đề ra mức giá phù hợp.
Bạn nên bắt đầu bằng những dịch vụ đơn giản như: trị mụn, chăm sóc da cơ bản, giảm béo, gội đầu, massage, ... Những dịch vụ này không cần vốn đầu tư quá nhiều, lại ít tốn chi phí thuê mướn nhân viên có tay nghề cao.

Bước 4: Chọn địa điểm mở Spa mini

Nếu bạn có một căn nhà đủ rộng thì bạn hãy mở ngay tiệm spa tại đây mà không cần mất thêm chi phí hay công sức để đi thuê mặt bằng. Còn nếu bạn quyết định đi thuê để kinh doanh thì nên chọn những địa điểm gần cửa hàng thời trang nữ, khu dân cư đông đúc, phòng tập gym, khu văn phòng công sở,...
                           

Bước 5: Sắm sửa các trang thiết bị máy và mỹ phẩm chuyên dụng

Để kinh doanh spa nhỏ hiệu quả bạn cần mua sắm các trang thiết bị phù hợp với quy mô cửa hàng. Bạn nên liệt kê thứ gì quan trọng nên mua trước, thứ gì kém quan trọng hơn có thể mua sau hoặc mua trả góp. Thông thường một tiệm spa bình dân thì chỉ cần 3-5 giường cho khách, máy xông hơi, máy xông tinh dầu, máy thải độc chì, thiết bị massage, các dưỡng phẩm chăm sóc da mặt, mỹ phẩm spa, …

Về các loại mỹ phẩm chuyên dụng, bạn nên chọn dưỡng phẩm chăm sóc da tại những công ty uy tín nhất trên thị trường có ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo các spa đã đi trước để tìm một nguồn hàng chất lượng nhất.

Bước 6: Đăng ký giấy phép kinh doanh

Đăng ký giấy phép kinh doanh là điều không thể bỏ qua khi kinh doanh spa, cho dù là spa tại nhà mini. Có giấy phép hoạt động đầy đủ sẽ giúp bạn tránh gặp rắc rối khi có vấn đề phát sinh về pháp luật trong quá trình hành nghề spa. Đối với spa mini kinh doanh tại nhà, bạn có thể lên UBND quận huyện nơi kinh doanh để đăng ký.

Bước 7: Thiết kế logo đặc trưng cho cửa hàng

Mặc dù là kinh doanh spa nhỏ nhưng bạn nên có nhãn hiệu, có logo riêng để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như là cách để họ nhận diện ra cửa hàng mình. Nên đặt những tên thân thiện, dễ nhớ nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa, hoặc có thể đặt cửa hàng spa theo tên cá nhân của mình.

Bước 8: Trang trí thiết kế không gian và nội thất cho Spa

Tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái khi bước chân vào Spa. Không gian sẽ trở nên thoáng và rộng hơn nếu bạn trang trí trên tường những tấm gương lớn và sắp xếp giường hay trang thiết bị một cách khoa học, hạn chế để chồng chéo lên nhau.
Hãy phối các gam màu với nhau sao cho phù hợp. Bạn có thể kết hợp màu kem cho phong cách nhẹ nhàng với màu nâu cho không gian thêm ấm cúng, gần gũi.

Bên cạnh đó, bạn hãy chú tâm đến lựa chọn mùi hương cho căn phòng. Đây sẽ là tiêu chí được chú trọng nhất trong thiết kế spa. Một mùi hương nhẹ nhàng quyến rũ sẽ giúp tinh thần khách hàng được thanh thản, thư giãn nhất.

Bước 9: Tuyển nhân viên đủ tiêu chuẩn

Nhân viên spa đòi hỏi phải có kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Sở hữu ngoại hình ưa nhìn, có khả năng giao tiếp tốt, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử lịch sự để làm hài lòng khách hàng. Nắm vững kiến thức về mảng sức khỏe và làm đẹp để có thể giải quyết các thắc mắc của khách hàng.

Bên cạnh đó, nhân viên spa phải có ý thức tốt và làm việc hiệu quả, có trách nhiệm, biết nhận lỗi và ham học hỏi khi làm việc. Do đó, khi tuyển nhân viên spa, các bạn cũng cần xem xét liệu nhân viên có quyết tâm trong nghề không?, có gắn bó và sẵn sàng xây dựng spa không?

Bước 10: Marketing quảng bá thương hiệu

Trong giai đoạn đầu bạn có thể nhờ bạn bè, người thân giới thiệu khách hàng cho mình. Bạn cũng thể tham gia các buổi họp hội phụ nữ trong khu dân cư để pr cho tiệm spa của mình. Bạn cũng có thể in và phát những mẫu tờ rơi tại các khu phố hay chung cư để giới thiệu đến nhiều người hơn.
Lâu dần, bạn sẽ có một lượng khách hàng quen thuộc và ổn định và họ cũng chính là đầu mối để giới thiệu nhiều khách hàng mới hơn.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp quảng cáo thương hiệu trên Facebook, Instagram,... Nếu có điều kiện thì nên thiết kế riêng cho spa một website để đăng tin tức và quảng cáo.



 



Bài viết liên quan

img

MTS

Công ty cổ phần Vật tư TKV...

img

KMT

CTCP Kim khí Miền Trung...

img

TLH

Cổ phiếu thép Tiến Lên...

img

VGS

Cổ phiếu thép Việt Đức...

img

HPG

Cổ phiếu thép Hòa Phát...

img

TIS

Cổ phiếu gang thép Thái Nguyên...