TLH

Con đường thông minh giúp người quản lý hạn chế tối đa rủi ro và thu hồi vốn nhanh nhất đó chính là dựa trên kinh nghiệm của người đi trước. Với đặc thù khi kinh doanh Spa là cần bỏ ra nguồn chi lớn ban đầu cho cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực tay nghề cao…nên việc quản lý spa hiệu quả để tối ưu chi phí là bài toán cần cân nhắc thận trọng. Do đó, tại bài viết này chúng tôi sẽ đúc kết những chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa, giúp chủ spa có thể định hướng phát triển và quản lý đúng đắn. 

                                            

1. Những sai lầm thường mắc phải

– Không hiểu rõ về Spa mình cũng như đối thủ cạnh tranh

Nghề kinh doanh Spa làm đẹp chỉ mới phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây, thế nhưng mức độ cạnh tranh khá gay gắt. Việc Spa của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường hay không phụ thuộc rất nhiều vào định hướng kinh doanh ban đầu. Tuy nhiên, để lên được chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, bạn phải nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của Spa mình cũng như theo dõi chiến lược của đối thủ cạnh tranh. 
Hãy nhớ rõ: “Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”, phát huy thế mạnh của mô hình kinh doanh mình và khắc phục điểm yếu sẽ giúp bạn tồn tại trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này. 

– Lên ý tưởng kinh doanh không khả thi

Khi lên ý tưởng kinh doanh trong vận hành doanh nghiệp, nhà quản lý cần xét đến mức độ khả thi, mức độ được – mất khi triển khai. Đồng thời, xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể và lâu dài cũng giúp bạn định hướng rõ ràng và đúng đắn hơn. 

– Tốn quá nhiều thời gian với cách quản lý thủ công

Có thể thấy rằng, người quản lý thành công là người biết quản lý công việc và thời gian hợp lý. Tuy nhiên, khi quản lý bằng phương pháp truyền thống, nhà quản lý sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực vào những công việc chưa được chuyên môn hóa như: quản lý thông tin, hàng hoá, tình trạng khách hàng, quản lý nhân viên, thu chi tài chính…
 
Việc tốn quá nhiều thời gian với cách quản lý thủ công chưa chắc đã đem lại những hiệu quả đáng mong đợi mà còn giảm hiệu suất làm việc của nhà quản lý và nhân viên. 

2. Những khó khăn trong vận hành

– Quản lý đội ngũ nhân sự

Đối với ngành kinh doanh làm đẹp, trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ với khách hàng là hai yếu tố cốt lõi để khách hàng lựa chọn dịch vụ của bạn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dịch vụ thì trước tiên bạn cần xây dựng đội ngũ nhân sự tốt ngay từ khi triển khai kinh doanh. 
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm quản lý Spa tại nhiều mô hình kinh doanh có quy mô, với số lượng nhân viên đủ lớn, khó khăn lớn nhất mà nhà quản lý phải đối mặt trong quản lý đội ngũ nhân sự là thực hiện công tác giám sát công việc, đánh giá chất lượng công việc của đội ngũ chăm sóc khách hàng hay tư vấn viên. 


– Quản lý xuất kho – nhập kho

Nhà quản lý cần có cái nhìn bao quát và tỉ mỉ trong khâu quản lý xuất – nhập kho. 
Với nhiều đầu mục sản phẩm lớn nhỏ khác nhau từ mỹ phẩm, vật tư trị liệu…việc thống kê sản phẩm khoa học, chính xác là vô cùng cần thiết để không làm gián đoạn liệu trình trị liệu của khách hay thất thoát, tồn kho.
Đây là khó khăn thường gặp trong khâu quản lý ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu.

– Quản lý thông tin, lịch hẹn và chăm sóc khách hàng

Với dữ liệu khách hàng khổng lồ, nắm rõ hay tra cứu thông tin về hồ sơ và quy trình trị liệu đối với từng người không hề dễ dàng. Chưa kể đến nhà quản lý cần quản lý thông tin chăm sóc khách hàng trong và sau khi sử dụng dịch vụ, thông điệp có gửi đúng đến đối tượng khách hàng, truyền tải nội dung gì…
Hơn nữa, việc sắp xếp lịch hẹn của khách hàng là rất quan trọng. Lịch hẹn cần được sắp xếp một cách logic, không bị chồng chéo và dễ theo dõi.
Khách hàng là đối tượng gia tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.  Vì thế, theo những kinh nghiệm quản lý Spa, việc chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình, khiến khách hàng cảm thấy được thấu hiểu là vô cùng quan trọng.

– Thực hiện chiến dịch marketing

Hầu hết kinh doanh Spa cần đổ tiền vào quảng cáo và các chiến dịch để thu hút khách hàng tiềm năng. Theo kinh nghiệm quản lý spa, khách hàng trung thành là đối tượng mang lại phần lớn lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Chính bản thân khách hàng sẽ là người quay trở lại sử dụng dịch vụ hoặc giới thiệu thêm nhiều khách hàng mới cho bạn. Nhưng làm thế nào để thực hiện chiến dịch marketing tiếp cận được đối tượng khách hàng cũ thì không hề đơn giản.


3. Chia sẻ kinh nghiệm quản lý Spa trong cách xử lý khó khăn

Ngoài việc tránh những sai lầm quản lý Spa hay mắc phải, nhà quản lý có thể dùng công cụ hỗ trợ để xử lý những khó khăn trên. Công cụ hỗ trợ đắc lực nhất được các nhà quản lý, chủ Spa ưa dùng là phần mềm quản lý spa.
Phần mềm Quản lý Spa Vetabyte Spa là phần mềm được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng với giao diện đơn giản, bảo mật và có thể quản lý mọi lúc mọi nơi.
Nếu bạn còn đang cân nhắc thì hãy đăng ký ngay để sử dụng phần mềm miễn phí 10 ngày theo link dưới đây:
 
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ 30 NGÀY
 
Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm quản lý Spa được đúc kết dành cho những spa vừa và nhỏ. Hy vọng rằng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích tới người đọc!

Bài viết liên quan

img

MTS

Công ty cổ phần Vật tư TKV...

img

KMT

CTCP Kim khí Miền Trung...

img

NKG

Cổ phiếu thép Nam Kim...

img

VGS

Cổ phiếu thép Việt Đức...

img

HPG

Cổ phiếu thép Hòa Phát...

img

TIS

Cổ phiếu gang thép Thái Nguyên...