Vấn đề luôn tồn đọng ở mỗi doanh nghiệp (dù lớn hay nhỏ), vấn đề đặt ra: cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả và tiết kiệm.
Điều đó đòi hỏi năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người quản lý. Nếu quản lý tốt sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, ngược lại sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh.
Thực tế cho thấy, cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả khó khăn hơn việc nuôi dạy con cái hoặc duy trì mối quan hệ vợ chồng rất nhiều. Bởi lẽ, quản lý doanh nghiệp là quá trình tổng hợp kỹ năng quan sát, phân tích, phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp. Điều đó đồng nghĩa với việc người quản lý/ lãnh đạo cần có khả năng quan sát thấu đáo, khả năng dung hòa, gắn kết các thành viên tạo nên sức mạnh tập thể lớn.
Trước khi thực hiện mỗi dự án, trước khi tìm hiểu phương cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả người quản lý cần phải vạch ra được mục tiêu, đường hướng hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Biết được đâu là yếu tố cần, quan trọng đối với doanh nghiệp. Một chiến lược khoa học, chi tiết giúp nhân viên cấp dưới dễ dàng tiếp cận ý tưởng, thông tin và thực hiện công việc chính xác, hiệu quả.
Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả chính là biết cách phân chia công việc, trao quyền thực hiện cho người phù hợp. Một người làm quản lý giỏi sẽ không tự mình thực hiên tất cả mọi công việc, Thay vào đó, họ biết cách phân chia công việc đều cho mọi thành viên. Việc phân tầng và trao quyền nêu quan điểm và thực hiện đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp vận hành ổn định, hiệu quả hơn.
Cách quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả tất nhiên không thể thiếu yêu cầu kiểm soát toàn bộ dữ liệu doanh nghiệp. Bao gồm: kiếm soát tình hình tài chính, các khoản công nợ phải thu, chất lượng hàng hóa/sản phẩm đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, cần có khả năng kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên từng bộ phận/đội nhóm. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc điều hướng hoạt động sản xuất/kinh doanh và kế hoạch luân chuyển/tuyển dụng nhân sự.